Tối ưu hóa nguồn lực đất đai - Động lực phát triển bền vững cho tỉnh Bắc Ninh mới 

20/07/2025

TN&MTNgày 16/6/2025, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết sáp nhập hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, thành lập đơn vị hành chính mới mang tên tỉnh Bắc Ninh. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử, không chỉ mở rộng không gian phát triển mà còn đặt ra yêu cầu cấp thiết về quản lý và khai thác hiệu quả tài nguyên đất đai - yếu tố cốt lõi để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội bền vững. 

Tối ưu hóa nguồn lực đất đai - Động lực phát triển bền vững cho tỉnh Bắc Ninh mới 

Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước

Thiết lập không gian phát triển tích hợp 

Trước khi sáp nhập, tỉnh Bắc Ninh có diện tích khoảng 822,7 km², dân số hơn 1,5 triệu người, với hệ thống hạ tầng phát triển và tỷ lệ đô thị hóa cao. Các khu công nghiệp lớn như VSIP, Yên Phong, Quế Võ đóng vai trò động lực tăng trưởng, trong khi đất nông nghiệp chiếm khoảng 54% diện tích, diện tích đất rừng cũng bị hạn chế. 

Ngược lại, Bắc Giang sở hữu quy mô tự nhiên gần 3.895 km² và dân số hơn 2,1 triệu người. Địa phương có lợi thế lớn về quỹ đất rừng (chiếm 28,9%) và đất nông nghiệp (chiếm 32,4%), phù hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái, công nghiệp điện tử với sự hiện diện của các tập đoàn lớn như Foxconn, Luxshare, JA Solar... 

Sau khi hợp nhất, tỉnh Bắc Ninh mới có tổng diện tích hơn 4.718 km² và dân số vượt 3,6 triệu người, trở thành một trong những địa phương đông dân nhất cả nước. Sự kết hợp giữa cơ sở hạ tầng hiện đại và hệ sinh thái phong phú tạo điều kiện để tái định hình mô hình tăng trưởng, tối ưu hóa nguồn lực đất đai. 

Tỉnh hiện có khả năng xây dựng quy hoạch sử dụng đất tổng thể, đồng bộ với các quy hoạch ngành, đảm bảo tích hợp và liên thông. Các hành lang phát triển công nghiệp - đô thị - dịch vụ dự kiến hình thành dọc theo các tuyến giao thông trọng điểm như cao tốc Nội Bài - Bắc Giang, Quốc lộ 1, Quốc lộ 18 và dọc sông Cầu. Sự liên kết giữa các khu công nghiệp hiện hữu như VSIP, Yên Phong, Quế Võ với Song Khê - Nội Hoàng, Vân Trung, Quang Châu, Việt Hàn sẽ tạo nên vùng tăng trưởng động lực mới, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển logistics và công nghệ cao. 

Quỹ đất nông - lâm nghiệp lớn cũng giúp địa phương có cơ hội đẩy mạnh nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn và xây dựng vành đai sinh thái, góp phần cân bằng quá trình đô thị hóa. 

Nâng cao năng lực quản lý tài nguyên đất đai 

Dù mở ra nhiều cơ hội, việc sáp nhập cũng đặt ra không ít thách thức, đặc biệt trong quản lý đất đai. Sự chênh lệch về trình độ quản lý, hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực giữa các khu vực khiến công tác điều hành gặp khó khăn. Trong khi một số khu vực đã có hệ thống quản trị hiện đại thì nhiều xã vẫn thiếu đồng bộ, cán bộ hạn chế về năng lực. 

Những tồn tại như chồng lấn quy hoạch, không thống nhất hồ sơ địa chính, khác biệt về đơn giá bồi thường, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… là những vấn đề cần được xử lý dứt điểm. Tỉnh dự kiến tinh giản khoảng 1.200 biên chế sau sáp nhập, khối lượng công việc về đất đai ở cấp cơ sở gia tăng nhanh chóng, nguồn nhân lực am hiểu công nghệ và có kinh nghiệm thực tiễn còn nhiều hạn chế. 

Nhằm hướng đến mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030, sau khi hoàn tất kiểm kê đất đai, Sở Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp các sở, ngành xây dựng phương án điều chỉnh quy hoạch tỉnh, trong đó ưu tiên phân bổ đất hợp lý theo nhu cầu phát triển từng ngành, từng địa phương. Quỹ đất sạch, có vị trí thuận lợi sẽ được dành cho phát triển công nghiệp công nghệ cao, logistics, thương mại và dịch vụ đô thị. 

Ông Lương Ngọc Đức, Phó Chủ tịch UBND phường Tự Lạn cho biết: “Sau sáp nhập, địa bàn phường mở rộng, kéo theo khối lượng công việc tăng đáng kể, nhiều nhiệm vụ trước đây thuộc thẩm quyền cấp huyện, tỉnh. Tuy nhiên, trình độ cán bộ còn chưa đồng đều. Phường kiến nghị tỉnh cho phép ký hợp đồng bổ sung với một số nhân sự phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả công tác”. 

Tại phường Tiền Phong, tình trạng tồn đọng đất đai còn phức tạp. Chủ tịch UBND phường Ong Thế Viên chia sẻ: “Hiện còn 28 vụ việc tồn đọng về đất đai với hàng trăm hộ dân liên quan, nhiều trường hợp kéo dài và khiếu kiện dai dẳng. Ngay tuần đầu sau sáp nhập, phường đã xử lý 3 trường hợp vi phạm về đất đai, xây dựng”. 

Trước tình hình đó, các địa phương đã tăng cường kiểm soát, giao rõ trách nhiệm cho từng cấp lãnh đạo và cán bộ chuyên trách. Mục tiêu là xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm, không để phát sinh điểm nóng. 

UBND tỉnh đã giao Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì việc cập nhật bản đồ địa chính, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất theo ranh giới hành chính mới và định hướng phát triển. Tỉnh cũng đẩy mạnh phân cấp cho cấp xã trong xác nhận hiện trạng sử dụng đất, tham gia thẩm định hồ sơ chuyển mục đích, cấp phép xây dựng, xử lý vi phạm. Quản lý hiệu quả tài sản công, đặc biệt là các trụ sở hành chính dôi dư, cũng là nội dung trọng tâm. 

Song song với đó, Sở Nông nghiệp và Môi trường đang kiện toàn bộ máy, kiểm kê hiện trạng đất, cập nhật dữ liệu và chuẩn hóa hệ thống thông tin đồng bộ với cơ sở quốc gia. Các văn bản pháp lý chồng chéo giữa hai tỉnh cũ sẽ được rà soát, đề xuất hủy bỏ; xây dựng quy trình xử lý thủ tục hành chính đất đai thống nhất trên toàn tỉnh. 

Việc sáp nhập hai tỉnh là bước đi chiến lược, có ý nghĩa sâu sắc về mặt chính trị, kinh tế và hành chính. Nguồn lực đất đai là nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Bắc Ninh. Tuy nhiên, để hiện thực hóa khát vọng trở thành đô thị trực thuộc Trung ương vào năm 2030, tỉnh cần sự vào cuộc quyết liệt từ Trung ương, cùng với tinh thần chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương và sự đồng thuận từ cộng đồng dân cư. 

 Huy Thế 

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Chuyên gia chất thải rắn Nhật Bản HIDEKI WADA: Phát triển kinh tế tuần hoàn cần đối tác bền vững và hiệu quả

Làm cho người dân hình dung rõ mức độ nguy hiểm của bão số 3 để chủ động phòng, tránh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo phương án lật tàu, tìm kiếm nạn nhân

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII

Nông nghiệp

Tuổi trẻ Công an Thủ đô chung tay xóa nhà tạm năm 2025

Kết quả triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát tuần từ ngày 13/7 đến 19/7/2025

Chăn tơ tằm “tự dệt” và lụa tơ sen: Sản phẩm OCOP độc đáo từ bàn tay người giữ nghề

Quảng Trị - Du lịch nông nghiệp giúp người dân làm giàu trên quê hương mình

Tài nguyên

Tập trung nguồn lực, nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án khoáng sản chiến lược

Rà soát, chuẩn hoá lại các thủ tục hành chính về đất đai

Tập trung điều tra địa chất và khoáng sản biển

Quảng Ninh: Chủ động quản lý khoáng sản, hướng tới phát triển bền vững

Môi trường

Phân loại rác và nói không với thuốc lá - Hướng đến môi trường y tế an toàn

Hà Nội: Phường Kiến Hưng đồng loạt ra quân vệ sinh môi trường, trật tự đô thị

Đồng Tháp: Tích cực thực hiện Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phân công cán bộ xuống địa bàn túc trực phòng chống bão WIPHA

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Bắc Ninh bổ nhiệm các lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường đạt điểm cao trong Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của Hội đồng Giáo sư nhà nước

Hội thảo Tăng cường huy động khu vực tư nhân trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm tại Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Chính sách

Hà Đông: Hàng chục hộ dân khổ sở lâm cảnh ngập, bụi, ô nhiễm vì đường nâng cao hơn nhà

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẵn sàng cho mùa tuyển sinh 2025 với nhiều điểm mới

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Phát triển

TS. Đỗ Ngọc Chung: Người hồi sinh vỏ đỗ xanh, thức tỉnh niềm tin tiêu dùng sạch

Vietnam Disability Fashion Show 2025: Thời trang nhân văn cho một tương lai xanh

Ra mắt tập truyện ngắn “Linh hồn ký ức” của tác giả Phạm Công Thắng

Tạp chí Thanh niên được Hội đồng Giáo sư Nhà nước phê duyệt lên 0,75 điểm cho bài báo khoa học

Diễn đàn

Bão số 3 áp sát: Ninh Bình, Thanh Hóa căng mình chống bão

Chuyên gia khí tượng thuỷ văn cảnh báo những khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương nhất, quyết liệt nhất đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân

Thời tiết ngày 21/7: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa to đến rất to